11 kỹ thuật vệ sinh công nghiệp cơ bản mà bất cứ nhân viên vệ sinh nào cũng cần biết

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

1. Kỹ thuật vệ sinh công nghiệp sàn ướt

Lau sàn ướt là một trong những công việc không thể thiếu đối với công việc vệ sinh bề mặt. Do đó, người nhân viên cần nắm chắc chắn kỹ thuật này khi áp dụng vào nghiệp vụ vệ sinh công nghiệp.

Kỹ thuật lau sàn ướt được nhân viên vệ sinh Pan Services Hà Nội thực hiện như sau:

  • Tiến hành lau dọc chân tường trước rồi đến các khu vực bên ngoài.
  • Lau từ góc xa nhất của bề mặt cần làm sạch, dần dần lau ra bên ngoài theo chiều từ trái qua phải.
  • Lau lùi theo thao tác hình số 8 mở rộng với diện tích vừa tầm tay.

Phương pháp lau sàn ướt có một số điều cần lưu ý như sau:

  • Cần phân chia đường lau sàn và cắt góc sao cho phù hợp.
  • Phần đường chân tường (nếu có) cần được làm sạch trước.
  • Nếu bề mặt khó khô, cần dùng móp khô lau lại sàn.

Nhân viên vệ sinh cần chú ý đặt biển báo “Sàn ướt” nhằm hạn chế người di chuyển trên khu vực vệ sinh và hạn chế các tình huống té ngã do trơn trượt

2. Kỹ thuật vệ sinh công nghiệp sàn khô

Lau sàn khô không chỉ giúp làm sạch nhanh bề mặt, tạo mỹ quan, mà còn hạn chế các sự cố do trơn trượt. Kỹ thuật lau sàn khô được thực hiện theo các quy tắc như sau:

  • Khi bắt đầu lau, sử dụng cây lau khô đẩy sát chân tường để làm sạch các góc tường trước tiên.
  • Thực hiện lau sàn khô theo chiều từ trong ra ngoài (lau theo hình số 8), từ trái qua phải; các đường lau sàn chồng lên nhau, đảm bảo khoảng cách 3 – 5cm là phù hợp; thực hiện tuần tự lau hết diện tích cần làm sạch.
  • Sau khi kết thúc một khu vực cần làm sạch, đẩy cây lau khô về một góc nhỏ, giũ sạch cây để bụi bẩn rơi xuống sàn và dùng chổi, thau hót hót sạch những bụi bẩn đó và cho vào thùng rác.

Cần lưu ý:

  • Cần chia khu vực, hàng lối để làm vệ sinh để không cản trở đến công việc và sinh hoạt của khách hàng.
  • Lau sàn theo hình số 8 cho những bề mặt rộng, bằng phẳng như hành lang, sảnh lớn, ban công…
  • Không nhấc đầu móp lên khỏi bề mặt sàn trong quá trình lau sàn.
  • Cần hót bụi và rác sau mỗi lần làm sạch ở một khu vực; không đẩy bụi, rác từ phòng này sang phòng khác.

3. Kỹ thuật vệ sinh kính công nghiệp

Gương, kính là các bề mặt rất dễ bám bụi bẩn. Vì thế, vệ sinh, lau chùi nhằm giữ độ sáng bóng cho các bề mặt này là việc vô cùng quan trọng. Kỹ thuật lau kính cơ bản mà các nhân viên vệ sinh công nghiệp cần nắm vững như sau:

  • Nhúng bông chà vào xô chứa hóa chất, chà nhẹ bông lên toàn bề mặt gương kính. Động tác chà có thể thực hiện theo chiều từ trên xuống, trái sang phải hay chuyển động hình zích-zắc… nhưng phải đảm bảo toàn bộ hóa chất được phủ đều trên bề mặt.
  • Dùng cần gạt gạt sạch hóa chất trên bề mặt gương, kính theo chiều từ trên xuống hoặc từ trái sang phải. Khi lau nên chồng đường gạt sau từ 3 – 5cm lên đường gạt trước, trước mỗi lần gạt cần chú ý lau khô lưỡi gạt nhằm đảm bảo lưỡi gạt không bị dính nước.
  • Cuối cùng sẽ dùng khăn và lau khô mép và khung gương kính, đảm bảo không còn sót lại hóa chất vệ sinh trên các bề mặt này.

Cần lưu ý:

  • Có thể dùng dao cạo để loại bỏ đi các vết bẩn cứng đầu trên bề mặt gương, kính trước khi lau, khi thực hiện nên đặt dao cạo nghiêng góc 45 độ với mặt gương, kính để thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
  • Đối với các khu vực kính trên cao, cần có các cây nối, xe nâng, sàn treo gondola để hỗ trợ thực hiện vệ sinh.

4. Kỹ thuật hút bụi

Đối với quá trình hút bụi bẩn trên bề mặt, Pan Services Hà Nội áp dụng thực hiện như sau:

  • Bật công tắc máy, đưa bàn hút di chuyển chậm rãi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài để đảm bảo hút sạch bụi nhất có thể.
  • Khi di chuyển trong quá trình hút bụi, cần chú ý chỉ xách hoặc đẩy máy để di chuyển, tuyệt đối không kéo để tránh làm căng ống hút bụi.
  • Sử dụng máy hút bụi hút sạch cả các vùng lưng ghế sofa, rèm, bên dưới đệm, ghế, tủ….
  • Hút sạch bụi ở các góc, cạnh tường, tủ, các khu vực bên dưới, phía sau màn cửa hoặc dọc theo các tấm chắn… dưới sự hỗ trợ của các phụ kiện thích hợp.

5. Kỹ thuật vệ sinh đồ kim loại

Mỗi loại bề mặt kim loại sẽ sở hữu các thuộc tính khác nhau. Để đạt được hiệu quả vệ sinh bề mặt cao nhất, nhân viên vệ sinh cần chú ý lựa chọn vật dụng làm sạch thích hợp.

Kỹ thuật vệ sinh đồ kim loại cơ bản bao gồm các bước thực hiện như sau:

  • Tiến hành làm sạch bề mặt:
    • Trải tấm lót lên khu vực xung quanh hoặc lót dưới vật làm sạch để hạn chế làm bẩn, bắn, rơi vãi hóa chất vệ sinh ra các bề mặt khác.
    • Dùng dụng cụ và hóa chất vệ sinh làm sạch bề mặt đồ vật.
    • Sau cùng dùng khăn ẩm hoặc nước sạch để làm sạch hóa chất vệ sinh trên bề mặt kim loại rồi lau khô.
  • Tiến hành đánh bóng bề mặt:
    • Nếu đồ vật được làm bằng đồng, inox, nhôm/các hợp kim nhôm, cần tiến hành đánh bóng.
    • Bôi hóa chất đánh bóng lên bề mặt vật dụng hoặc khăn khô, sau đó dùng khăn chà mạnh đến khi hóa chất trở nên khô lại. thực hiện lặp lại bước này cho đến khi cảm thấy đồ vật đã trở nên sáng bóng.
  • Tiến hành lau khô:
    • Dùng khăn cotton hoặc các loại khăn không để lại sợi bông khi lau để lau khô lại lần nữa nhằm đảm bảo không tồn dư hóa chất trên bề mặt vật dụng.
    • Đối với các vật dụng trong nhà vệ sinh/phòng tắm, có thể dùng nước để xả sạch hóa chất, sau đó lau khô lại với khăn sạch.

6. Kỹ thuật vệ sinh công nghiệp đồ gỗ và mây tre

Trong quá trình làm vệ sinh tại các công trình, không thể thiếu các bề mặt đồ gỗ, đồ mây tre. Kỹ thuật vệ sinh đồ gỗ và mây tre như sau:

  • Dùng khăn để lau sạch bề mặt vật dụng gỗ và mây tre cần vệ sinh, đánh bóng.
  • Đối với các vết bẩn dính chặt trên bề mặt vật dụng, có thể dùng các hóa chất làm sạch trung tính để vệ sinh nhằm hạn chế hư hại bề mặt của vật dụng. Đối với các góc khuất, cạnh, khe nhỏ… có thể dùng bàn chải nhỏ để làm sạch.
  • Đối với các vật dụng bằng mây tre, nên dùng bàn chải mềm, nhỏ để có thể làm sạch chi tiết từng thanh nan tre một cách dễ dàng.
  • Đối với các đồ dùng mây tre chưa được sơn phủ bóng, tuyệt đối không sử dụng nước hoặc khăn ướt để vệ sinh vì có thể gây ra ẩm, mốc.
  • Lau kỹ lại bề mặt vật dụng bằng khăn ẩm, sau đó lau lại với khăn khô để loại bỏ các vết nước trên bề mặt.
  • Nên lau theo thớ của bề mặt vật dụng để dễ dàng hơn khi loại bỏ các vết bẩn hoặc vệt nước.

7. Kỹ thuật vệ sinh đồ nhựa, đồ mica

Kỹ thuật vệ sinh công nghiệp với đồ nhựa, đồ mica khá đơn giản:

  • Gấp khăn làm 4 – 8 lần nhằm gia tăng bề mặt khăn khi thực hiện vệ sinh.
  • Xịt ẩm khăn với hóa chất vệ sinh đa năng, sau đó lau sạch bề mặt trước và sau của đồ vật.
  • Dùng khăn khô, sạch để lau lại bề mặt của vật dụng để loại bỏ các vết loang/ố trên để mặt.
  • Khi thực hiện vệ sinh không sử dụng các đồ vật cứng, sắc nhọn chạm, tiếp xúc với các bề mặt đồ vật nhựa, mica.

Lưu ý: kiểm tra kỹ đồ nhựa, mica… có vết nứt, hư hỏng, móp mó, biến dạng… gây mất mỹ quan hoặc nguy hiểm khi sử dụng hay không trước khi thực hiện vệ sinh nhằm sớm phát hiện, báo cáo hư hỏng, kịp thời xử lý.

8. Kỹ thuật vệ sinh sành sứ, thủy tinh

Tương tự như các bề mặt kim loại hay nhựa, mica, các bề mặt sứ và thủy tinh cũng cần được thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhằm giữ vẻ tươi mới, sạch sẽ cần thiết.

Kỹ thuật vệ sinh bề mặt sành sứ, thủy tinh được thực hiện như sau:

  • Đeo găng tay trước khi thực hiện vệ sinh nhằm tránh trơn trượt và hạn chế các sự cố trong quá trình làm vệ sinh đồ sành sứ, thủy tinh.
  • Nên gấp khăn thành 4 – 8 lần để gia tăng bề mặt khăn khi làm sạch.
  • Dùng khăn ẩm xịt tẩm hóa chất lau kính để lau sạch bụi bẩn trên bề mặt vật dụng, sau đó dùng khăn khô để lau hết vệt nước hoặc hóa chất trên bề mặt vật dụng.
  • Nếu các đồ thủy tinh, nhựa sứ có cặn bẩn bám thì dùng dao trổ đặt nghiêng 45 độ và đẩy nhẹ nhàng cho vết cặn mỏng dần, sau đó dùng khăn ẩm xịt hóa chất để vệ sinh làm sạch như bước trên.
  • Đối với các khe, rãnh nhỏ, hãy dùng chổi sơn để vệ sinh các vết bụi bẩn.
  • Nên lưu ý thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, tránh làm rơi, nhất là đối với các đồ thủy tinh dễ vỡ. khi bày chúng lên lại kệ sau khi vệ sinh xong phải lưu ý sắp xếp theo đúng vị trí ban đầu.

9. Kỹ thuật vệ sinh công nghiệp đồ da

Vệ sinh đồ da thường có 2 kỹ thuật là làm sạch bụi bề mặt và dùng hóa chất để tẩy vết bẩn:

  • Tiến hành làm sạch bụi trên bề mặt:
    • Dùng khăn khô để lau sạch bụi trên các bề mặt của đồ da, chú ý lau sạch các kẽ, khe, nếp gấp….
    • Sau đó, dùng khăn ẩm lau sạch lại một lần nữa toàn bộ bề mặt của đồ vật.
  • Sử dụng hóa chất để tẩy sạch các vết bẩn trên bề mặt đồ vật:
    • Dùng khăn ẩm để lau kỹ, sạch các vết bẩn trên bề mặt đồ da, nếu các vết bẩn bám chặt có thể sử dụng các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho chất liệu da để thực hiện làm sạch.
    • Khi vệ sinh cần lưu ý không phun, xịt hóa chất trực tiếp lên bề mặt vật dụng, hãy tẩm chúng lên khăn ẩm và vệ sinh bề mặt nơi có vết bẩn bám trú.
    • Dùng khăn ẩm để lau sạch lại hóa chất trên bề mặt vật dụng, sau đó lau khô lại với khăn sạch.
    • Không sử dụng các miếng giáp cứng để thực hiện vệ sinh cho các đồ da vì có thể làm hư hại bề mặt.

10. Kỹ thuật vệ sinh ghế sofa bọc nhung/vải

Bề mặt ghế bọc nhung/vải, sofa không thể lau chùi thông thường mà phải vệ sinh đúng kỹ thuật, qua nhiều quá trình.

  • Thực hiện hút bụi cho bề mặt ghế:
    • Sử dụng máy hút bụi có gắn đầu hút tròn để hút sạch bụi bẩn hoặc rác nhỏ trên bề mặt, khi thực hiện cần lưu ý hút kỹ, sạch các khe, góc, cạnh trên bề mặt ghế.
    • Nếu phát hiện các vết bẩn nặng trên bề mặt ghế, hãy sử dụng hóa chất tẩy rửa để loại bỏ chúng trước khi giặt ghế.
  • Tiến hành giặt ghế:
    • Khi giặt ghế, cần lưu ý đặt tấm trải hoặc các tấm ni lông lớn để tránh các vết nước, hóa chất vương vãi làm bẩn sàn nhà.
    • Phun hóa chất lên bề mặt của ghế, nếu không có hóa chất phun hãy pha hóa chất vào bình xịt và xịt đều lên bề mặt ghế; cần lưu ý chỉ nên phun vừa đủ ẩm để tránh làm ghế quá ướt.
    • Dùng bàn chải mềm chải nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ phần tựa ghế xuống phần mặt ghế để làm sạch bề mặt ghế cần giặt.
    • Phun nước sạch lên bề mặt vải để rửa sạch hóa chất trên bề mặt ghế.
  • Tiến hành làm sạch thân ghế:
    • Dùng khăn sạch để lau lại toàn bộ bề mặt ghế, lưng ghế và cả chân ghế, đảm bảo không còn bụi bẩn trên bề mặt.
  • Tiến hành làm khô ghế:
    • Đặt ghế đã giặt sạch ở nơi thông thoáng, nhiều gió hoặc có nắng để phơi khô, có thể dùng quạt thổi để làm khô nhanh ghế.

11. Kỹ thuật vệ sinh bảng biển

Các bảng biển với chất liệu, đặc thù sử dụng và vị trí treo đặt khác nhau mà hình thức vệ sinh cũng sẽ được áp dụng theo các cách khác nhau. Do đó, khi thực hiện vệ sinh cần căn cứ theo các đặc điểm của chúng để vệ sinh hiệu quả.

  • Đối với các bảng biển lớn được đặt ở trên cao hoặc ngoài trời: Lau sạch bụi bẩn bề mặt trước và sau của bảng biển, thực hiện lau tuần tự từ trên cao xuống thấp.
  • Đối với các bảng biển nhỏ, di động: Dùng khăn lau sạch hai bề mặt trước sau, có thể tháo rời để vệ sinh thuận tiện nếu điều kiện cho phép, sau khi vệ sinh cần lắp đặt bảng biển trở về đúng vị trí ban đầu.
  • Đối với các bảng biển có bề mặt kính: Cần sử dụng hóa chất lau kính sau khi làm sạch vệ sinh bề mặt.
  • Đối với các biển báo ít chạm vào như các biển chỉ đường…: Có thể dùng khăn ẩm để lau sạch bề mặt.
  • Đối với các biển báo có tần suất sử dụng lớn như khu vực phòng họp, nhà hàng, thang máy…: Sử dụng khăn ẩm lau sạch, sau đó sử dụng bổ sung các hóa chất vệ sinh đa năng.

Trên đây là thông tin tổng hợp về 11 kỹ thuật vệ sinh công nghiệp cơ bản cần phải ghi nhớ trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Hy vọng nguồn kiến thức hữu ích trên đây sẽ hỗ trợ các bạn có nhu cầu tham khảo và bổ sung kỹ năng vệ sinh công nghiệp. Cám ơn đã dành thời gian theo dõi!

Bài viết liên quan

0393.500.993